Quy trình và những điều lưu ý khi thi công tầng hầm

Posted on 9 Tháng Tư, 2020

Khác với những thiết kế nhà có vườn hay sân, những ngôi nhà phố thường gặp vấn đề về diện tích và đau đầu vì không biết thiết kế nhà để xe hay kho chứa như thế nào để đảm bảo công năng sử dụng. Do nhu cầu đó mà tầng hầm nhà phố ra đời, đó là một giải pháp hữu ích để mở rộng diện tích cho mẫu nhà của bạn.

Tùy theo yêu cầu sử dụng công năng của chủ đầu tư mà tầng hầm có thể xây dựng sâu hay nông. Và đây cũng là phần thi công khó nhất, lâu nhất, và chi phí cao trong quá trình xây dựng. Cùng Cát Mộc tìm hiểu các quy trình khi thi công tầng hầm và các lưu ý về vấn đề này nhé:

1. Quy trình thi công hầm:

  • Chuẩn bị mặt bằng thi công, tháo dở công công trình cũ (nếu có).
  • Thi công ép cọc bê tông cốt thép theo thiết kế.
  • Thi công ép cừ C vây quanh chu vi vách hầm đến cao độ thiết kế.
  • Thi công đào đất đến cao độ thiết kế theo hồ sơ thiết kế kĩ thuật. Công tác giằng chống hệ shoring được triển khai song song với quá trình đào đất để đảm bảo an toàn.
  • Thi công kết cấu móng, sàn, vách bê tông cốt thép tầng hầm.
  • Thi công rút cừ C khi bê tông vách hầm đạt 100% cường độ.

Hình ảnh thi công tầng hầm của đội ngũ Cát Mộc.

2. Lưu ý khi thi công tầng hầm, vách tầng hầm:

  • Lựa chọn biện pháp thi công đào đất tầng hầm phù hợp. Bởi lẽ thi công đào đất tầng hầm được xem là một tiến trình khá phức tạp bởi chiều sâu đào được tính bằng chiều sâu của tầng hầm và chiều sâu của móng, do đó khối lượng đất đào tương đối sâu và rộng. Nếu không được tính toán chi tiết và làm cẩn thận sẽ rất dễ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngôi nhà và các công trình lân cận.
  • Hệ thống cốp pha vách tầng hầm: chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chắn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệnh; cốp pha vách cần phải chống kiên cố để đảm bảo cho vách không bị nghiêng, phình khi đổ bê tông.
  • Bê tông tầng hầm nhà phố thường được chia đổ làm 2 đợt: đợt 1 đổ bê tông móng và dầm móng, đợt 2 đổ vách hầm.
  • Gia công lắp đặt cốp thép theo đúng bản vẽ thiết kế.
  • Các vị trí mạch ngừng giữa dầm móng và vách trước khi đổ bê tông phải sử dụng băng cản nước (waterstop) chờ sẵn để ngăn chặn nước thấm qua sau này. Nếu là bê tông cũ, các vị trí này cần được đục và làm sạch đúng tiêu chuẩn.
  • Bảo dưỡng bê tông sau khi đã đổ xong.

 

Gọi ngay