Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm mới nhất và đầy đủ nhất

Posted on 23 Tháng Bảy, 2020

Thực tế, trong thiết kế các công trình cao tầng (như thiết kế khách sạnthiết kế nhà hàngthiết kế tòa nhà văn phòng, thiết kế chung cư,…) việc thiết kế thang cần đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho những người dân sinh sống và làm việc trong tòa nhà khi có hỏa hoạn hoặc nguy hiểm xảy ra. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm được nhà nước và bộ luật xây dựng quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình xây dựng cao tầng ở thành thị và đảm bảo cho người dân sinh sống xung quanh khu vực

Hình ảnh: Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm trong xây dựng

Chúng ta đều hiểu rằng cầu thang thoát hiểm là chi tiết không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư, cao ốc,… Đây là hạng mục không đơn thuẩn phục vụ mục đích di chuyển mà thang thoát hiểm còn bảo đảm an toàn cho con người khi công trình xảy ra sự cố. Do đó, tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng khá chi tiết và được quy định rõ ràng cần lưu ý thực hiện đầy đủ khi thi công.

THANG THOÁT HIỂM LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA THANG THOÁT HIỂM

Như trên chúng tôi đã đề cập, đối với những công trình nhà cao tầng (khách sạn mini 2 saokhách sạn 3 saokhách sạn 4 saokhách sạn 5 saokhách sạn tân cổ điển, tòa nhà văn phòng tân cổ điển,…), nhà chung cư hay những tòa cao ốc lớn thì cầu thang thoát hiểm là bộ phận không thể thiếu bên cạnh cầu thang máy. Nó đóng vai trò là lối đi khẩn cấp cho con người khi các tòa nhà này xảy ra các sự cố nguy hiểm liên quan tới cháy nổ.

Hình ảnh: Tiêu chuẩn thang thoát hiểm cho nhà cao tầng cần phải lưu ý khi thiết kế và xây dựng các công trình cao tầng

Phải nhấn mạnh rằng không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng cho con người những lúc xảy ra động đất, hỏa hoạn,… thang thoát hiểm với hình thức thiết kế đa dạng, đẹp mắt còn góp phần tạo tính thẩm mỹ ấn tượng, tăng độ an toàn cho công trình. Với vai trò quan trọng đó thì tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng được xây dựng phải dựa trên những yêu cầu thực tế này.

Xin nói thêm rằng cầu thang thoát hiểm bố trí gần cầu thang máy, nếu cầu thang máy có trục trặc hoặc mất điện, không thể di chuyển thì cầu thang bộ là phương tiện di chuyển thiết yếu vì thế trong các công trình có thang máy thì không thể thiếu cầu thang bộ thoát hiểm.

Theo tổng kết chúng tôi nhận được thì hầu hết các công trình đạt tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng hiện nay đều được làm bằng khung thép bởi nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ với khả năng tạo hình đa dạng, tiết kiệm được không gian, chi phí thấp hơn so với các loại thang thoát hiểm được làm từ các loại vật liệu khác.

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THANG THOÁT HIỂM MỚI VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT CHO NHÀ CAO TẦNG

Tiếp đến, mời bạn đọc đến với nội dung chính của bài viết hôm nay. Đó chính là các thông tin tổng hợp về tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm mới và đầy đủ nhất.

Hình ảnh: Thiết kế cầu thang thoát hiểm theo tiêu chuẩn

1, Lối thoát nạn cho nhà cao tầng:

Cụ thể, trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Trường hợp nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2  thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Chú ý: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.

2, Những điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng:

Đó là các điều kiện chúng tôi tóm lược như sau:

  • Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
  • Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng thì khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra: Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà; Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
  • Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.

3, Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể:

  • Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.

Hình ảnh: Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2 và N3

 

Hình ảnh: Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1

Nói đến kết cấu chịu lực, vì tính chất thoát hiểm của cầu thang nên phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường. Khi gặp sự cố sẽ có số lượng người lớn di chuyển bằng cầu thang thoát hiểm, vì thế cầu thang phải có kết cấu chịu lực trọng tải lớn hơn. Bên cạnh đó nếu xảy ra động đất thì kết cấu chịu lực là yếu tố giúp cho cầu thang trụ vững. Đây là một trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quan trọng hàng đầu.

  • Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.

Hình ảnh: Cửa ngăn cháy tự động không thể thiếu khi xây dựng thang máy thoát hiểm

Cửa ngăn cháy là một bộ phận, là tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm có vai trò ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí rất quan trọng và chắc chắn phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.

  • Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang.
  • Có đèn chiếu sáng sự cố.
  • Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.

4, Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định khoảng cách xa nhất:

Khoảng cách này cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn.


Hình ảnh: Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng nêu rõ khoảng cách của phòng xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất

Cụ thể được quy định như sau:

  • 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;
  • 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.

5, Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang.

Cụ thể quy định là 1m cho l00 người. Nhưng không được nhỏ hơn:

  • 0,8 m cho cửa đi
  • 1m cho lối đi
  • 1,4m cho hành lang
  • 1,05m cho vế thang

6, Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều cao cửa đi và lối đi:

Cụ thể chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn 1,5 m.

Hình ảnh: Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng với thông số đảm bảo tiêu chuẩn

7, Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai.

  • Nhưng việc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Có chiều rộng ít nhất 0,7m.
  • Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lơn hơn 600.
  • Thang phải có tay vịn cao 0,8m.

8, Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định số lượng bậc thang:

Cụ thể, số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.

Chú ý: Để thiết kế được một hệ thống đầy đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần những yêu tố như sau:

  • Dữ liệu mặt bằng thi công.
  • Dữ liệu về tòa nhà ( con người, những số liệu kết cấu,…)
  • Phương án thi công ( an toàn, tiến độ,…)
  • Công việc Đánh giá mặt bằng.
  • Công việc đảm bảo đầy đủ thủ tục Pháp lý.
  • Trình bản vẽ thiết kế dự án.
  • Mô tả các bản vẽ kết cấu.
  • Phân tích bản vẽ.

QUY TRÌNH THI CÔNG THANG THOÁT HIỂM NHÀ CAO TẦNG ĐÚNG NHẤT

Cuối bài viết, chúng tôi mời bạn tham khảo thêm quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng nhất.

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
  • Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
  • Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
  • Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
  • Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng.
  • Đưa ra phương án công tác thi công (đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ)
  • Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp Pháp và đúng với quy định ban hành.
  • Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
  • Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.

Thông thường một dự án thi công lắp dựng kết cấu thép đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng, thường có các cấu kiện lớn và to kềnh. Do đó, đơn vị thi công thường phải đảm bảo với nhà thầu về công việc chuyên chở các cấu kiện, những kết cấu thuộc dự án kết cấu thép cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm. Tuy nhiên, xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Mặc dù vậy, hiệu quả chỉ đạt được khi thang được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn đã quy định như trên. Cảm ơn bạn đọc đẫ theo dõi bài viết và chúc bạn có được cho mình những tham khảo hữu ích, thiết thực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gọi ngay