Sàn phẳng không dầm , sàn phẳng, sàn ô cờ, …
Posted on 4 Tháng Ba, 2020
Sàn phẳng không dầm , sàn phẳng, sàn ô cờ, sàn nấm, sàn không dầm, sàn phẳng lõi rỗng, sàn phẳng dự lực, sàn nhịp lớn, sàn không dầm.
I. Các phương án kết cấu sàn cho công trình xây dựng
Việc lựa chọn phương án kết cấu sàn cho các công trình nhà dân dụng bằng bê tông cốt thép là một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi thiết kế. Phải lựa chọn một trong các giải pháp kết cấu sau: Sàn dầm, Sàn phẳng, Sàn phẳng có nấm, Sàn dầm ô cờ, Sàn dự ứng lực và Sàn lõi rỗng. Sau đây sẽ giới thiệu và phân tích sơ qua ưu nhược điểm của từng loại sàn và khả năng ứng dụng trong thực tế.
- Kết cấu Sàn Dầm truyền thống
Sàn có chiều dày nhỏ (thông thường từ 10-15cm) tựa lên hệ dầm phụ và hệ dầm chính.
Đây là loại sàn truyền thống được sử dụng rộng rãi.
Ưu điểm: Kết cấu truyền thống đã sử dụng và kiểm nghiệm thực tế nhiều, các bên liên quan đều biết rất rõ về loại kết cấu này.
Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, khối lượng gia công lắp dặt cốt thép, cốp pha tốn nhiều công, hao hụt lớn. Chiều cao dầm lớn làm giảm chiều cao thông thủy tầng và không thuận lợi về bố trí kiến trúc
Kết cấu rất nhiều dầm, thi công phức tạp, sử dụng không thuận lợi, chiều cao thông thủy tầng thấp. Sử dụng tốt cho các công trình có nhịp vừa và nhỏ.
2. Kết cấu Sàn dầm ô cờ
Sàn có chiều dày nhỏ hơn sàn thường (8-10cm) tựa lên hệ dầm ô cờ trực giao. Đây là loại sàn cải tiến của sàn truyền thống được sử dụng khi cần vượt nhịp lớn.
Ưu điểm: Kết cấu có độ cứng lớn, các dầm đồng mức, không gian kiến trúc tốt.
Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, gia công lắp dặt cốt thép, cốp pha tốn nhiều công. Cố pha đặc biệt, tốn tiền, khó hoàn thiện trần
Sàn sử dụng tốt cho các vị trí có nhịp lớn, kiến trúc đặc biệt như các sảnh, hội trường .
3. Kết cấu Sàn phẳng, sàn phẳng có nấm
Sàn có chiều dày lớn và tựa trực tiếp vào cột.
Ưu điểm: Không gian kiến trúc tốt, chiều cao thông thủy lớn, giảm khối lượng về thi công cốt thép, cốp pha, thi công hoàn thiện đơn giản và nhanh
Nhược điểm: Hạn chế về khả năng vượt nhịp lớn, trọng lượng lớn, lực tập trung ở đầu cột. Khối lượng bê tông và cốt thép lớn.
Để khắc phục các nhược điểm trên thì cấu tạo thêm nấm và mũ cột.
Thêm nấm và mũ cột giúp giảm độ dày và tăng được khả năng vượt nhịp nhưng lại mất đi ưu điểm của sàn phẳng, thi công phức tạp hơn. Sử dụng phù hợp với các tòa nhà văn phòng nhịp vừa.
4. Kết cấu Sàn phẳng dự ứng lực
Sàn phẳng có nấm hoặc không nấm, kết hợp với giải pháp dự ứng lực căng sau để tạo khả năng chịu lực đứng tốt hơn
Ưu điểm: Đảm bảo được đầy đủ ưu điểm của sàn phẳng nhưng vượt được nhịp lớn hơn, độ dày sàn nhỏ hơn.
Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công, giám sát có trình độ cao. Không tăng được khả năng chịu lực ngang. Giá thành cao hơn so với sàn thường
Cáp thép dự ứng lực được căng sau để tạo ứng suất nén trong bê tông nhằm tăng khả năng chịu lực. Phù hợp có các công trình văn phòng nhịp lớn, ít lỗ mở.
5. Kết cấu Sàn phẳng, sàn phẳng không dầm, Sàn phẳng lõi rỗng, sàn nhịp lớn, sàn vượt nhịp lớn, sàn không dầm, sàn lõi rỗng
Sử dụng giải pháp tạo rỗng để giảm phần bê tông ở trục trung hòa của Sàn phẳng làm giảm trọng lượng của sàn.
Ưu điểm: Đảm bảo được đầy đủ ưu điểm của sàn phẳng nhưng vượt được nhịp lớn hơn. Trọng lượng nhẹ. Kết cấu truyền thống thân thiện, không yêu cầu kỹ thuật cao. Độ cứng lớn, đồng đều, khẳ năng chịu lực ngang tốt hơn dầm ô cờ.
Nhược điểm: Chưa được phổ biến rộng rãi vì vậy khả năng xâm nhập thị trường hạn chế.
Có nhiều biện pháp tạo rỗng, tuy nhiên phương pháp tạo rỗng bằng xốp không cháy của VRO là tạo ưu điểm nhất, sàn có khả năng chịu lực tốt, thi công nhanh và giá thành hạ. Sàn phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.