Tô tường là những bước cơ bản nhất khi chúng ta xây nhà và thi công nhà, khi tiến hành xây xong ta trộn vữa để tô cần tô thật mịn và đúng quy cách để đảm bảo thẩm mỹ ngôi nhà cũng như độ bền lâu của ngôi nhà. Có thể nói đây là một trong số những bước quan trọng quyết định vẻ đẹp cho ngôi nhà. Khi chúng ta tiến hành trát tường phải cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Công tác tô tường được tiến hành sau khi đã hoàn thiện xong việc lắp đặt các loại ống, dây… ngầm trong tường.
- Sau khi đi các đường ống điện âm cần đóng lưới cho những vị trí có ống điện từ 2 ống trở lên.
- Lấy độ phẳng cho tường bằng phương pháp đóng ghém
- Trước khi tô bề mặt lớp tô phải làm sạch để đảm bảo cho lớp vữa bám chắc.
- Sử dụng xi măng INSEE còn trong thời hạn sử dụng và bảo quản trong kho bãi đúng tiêu chuẩn.
- Cát sử dụng phải được sàng kỹ qua lưới sàng, tránh lẫn tạp chất.
- Vữa trát (xi măng + cát mịn + nước) phải trộn đúng định mức.
BIỆN PHÁP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
- Chiều dày lớp tô trần nên trát dày từ 10mm đến 12mm, nếu tô dày hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.
- Tô từng lớp vữa mỏng, sau đó đợi khô vào tiếp lớp hoàn thiện. Dùng thước nhôm gạt phẳng vữa từ dưới lên. Những chỗ lõm dùng bay bù thêm vữa.
- Khi gạt phẳng xong chờ cho bề mặt vữa se lại thì dùng bàn soa gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới, lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi phẳng thì xoa hẹp vòng, nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa khỏi mặt trát.
- Lưu ý các cạnh nằm nằm ngang phải thẳng bằng, các góc phải vuông, không có vết nứt, lồi lõm.
- Bảo dưỡng bề mặt sau khi tô bằng việc tưới ẩm, để cường độ lớp vữa tiếp tục phát triển đạt mác.