Công tác thi công móng – giằng móng

Posted on 17 Tháng Chín, 2021

Ở giai đoạn đầu khi bắt tay vào thi công xây dựng nhà phố, kết cấu móng là phần quan trọng nhất. Chỉ khi có một nền móng vững chắc thì chúng ta mới có thể xây nhà lên nhiều tấm an toàn không bị sụt lún đổ vỡ.

Móng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Nếu xử lý móng không tốt thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho chủ nhà cũng như thực trạng các khu vực xung quanh.

Do đó, chủ đầu tư cần phải hiểu và nắm bắt rõ ràng về những yếu tố kỹ thuật, kết cấu và kinh nghiêm xử lý các yếu tố này trong khi thi công thực tế.

Công tác thi công móng, giằng móng cần lưu ý các vấn đề như sau:

  1. Bê tông lót

Lớp bê tông này nằm dưới bê tông móng, giằng móng, các cấu kiện tiếp xúc với đất. Nhiệm vụ của lớp bê tông lót móng này là làm phẳng bề mặt hố móng, hạn chế việc mất nước của lớp bê tông bên trên, hạn chế sự biến dạng của đất do tác động bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông cốt thép móng

  1. Cốp pha móng, giằng móng

Về cốp pha móng, giằng móng chúng ta thường gặp hai loại cốp pha bằng ván hoặc tường gạch. Tuy cùng có chức năng định hình kết cấu nhưng mỗi loại lại có cách kiểm tra khác nhau.

  • Với cốp pha bằng tường gạch: tiêu chuẩn để kiểm tra là phải được xây thẳng hàng, chắc chắn để không bị đổ vỡ khi đổ bê tông. Các tường gạch cũng cần được xây kín khít để hạn chế việc mất nước bê tông.


Hình ảnh thi công cốp pha móng bằng phương pháp xây gạch.

  • Với cốp pha bằng ván: việc đầu tiền ván cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, sau đó tuỳ vào độ dày của ván làm cốp pha mà ta có hệ thống giá đỡ phù hợp. Cốp pha ván cũng có tác dụng giúp định hình kết cấu, tuy nhiên chúng lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì bản chất là các tấm ván gỗ đóng lại với nhau nên dễ đổ hơn chúng ta cần có hệ thống chống đỡ kiên cố.
  • Việc kiểm tra cốp pha móng, giằng móng đúng kỹ thuật còn có ý nghĩa giúp kết cấu vững chắc hơn. Móng, giằng móng định hình ngay ngắn sẽ không làm lệch kết cấu thép, định lượng bê tông cũng chính xác tránh sự thiếu hụt không cần thiết. Ngoài ra nó còn thể hiện độ lành nghề của người thợ xây.
  1. Cốt thép
  • Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng. Hiểu được phần cốt lõi của công trình cần có độ bền vững cao nên chúng tôi luôn sử dụng các loại thép tốt nhất để làm, có thể kể đến đó là thép Việt Nhật.
  • Việc bố trí cốt thép sai không chỉ gây lãng phí vật tư mà còn dẫn đến việc tìm ẩn nguy cơ lún nứt, sụp đổ công trình về lâu dài. Do đó công tác kiểm tra cần thật sự nghiêm túc chú trọng.
  • Các tiêu chuẩn để kiểm tra cốt thép bao gồm:

+ Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng

+ Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kỹ sư tính toán từ trước.

+ Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau.
+ Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét
+ Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật,thông thường là (30-40) lần đường kính.

Một số hình ảnh thi công cốt thép móng

  1. Đổ bê tông

Sau khi kiểm tra công tác vệ sinh và kiểm tra cốt thép kỹ càng ta sẽ tiến hàng đổ bê tông móng, giằng móng. Bê tông tươi được chia làm 2 loại: bê tông tay và bê tông thương phẩm. Song dù là loại bê tông nào thì chúng ta cũng cần kiểm tra giám sát chất lượng trước khi tiến hành đổ.

  • Với bê tông tay, bạn nên kiểm tra chất lượng cát, đá, xi măng và nguồn nước. Cần phải đảm bảo chất lượng của vật tư và trộn đúng tỷ lệ.
  • Với bê tông thương phẩm, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra phiếu xuất xưởng và khối lượng bê tông. Tiếp theo ta tiến hành lấy mẫu và kiểm tra độ sụt của mẫu bê tông này.

Một điều đặc biệt cần lưu ý dù đổ bê tông tay hay bê tông thương phẩm thì chúng ta cũng cần dùng thiết bị chuyên dụng để đầm bê tông đặc chắc đảm bảo chất lượng.

Một số hình ảnh đổ bê tông móng

  1. Bảo dưỡng bê tông
  • Nhiều người xem nhẹ khâu bảo dưỡng và cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên đó là một suy nghĩ sai lầm vì nếu như không được bảo dưỡng đúng thì rất có thể sẽ làm cho kết cấu rạn nứt, thời gian sử dụng và tuổi thọ của kết cấu bị rút ngắn lại.
  • Sau khi bê tông kết tủa, khô cứng bề mặt ta tiến hành bảo dưỡng.
  • Có một số phương pháp bảo dưỡng bê tông như: sử dụng nước (phun sương lên bề mặt bê tông, che chắn, giữ ẩm (bằng bao ni lông hoặc bao bố ướt), …

 

Gọi ngay