Phân biệt kính cường lực và kính an toàn – Ứng dụng nào phù hợp trong kiến trúc?

Z6607593691084 28eecf9fe28e17e1ecb5b1d66deb6370

1. KÍNH CƯỜNG LỰC (Tempered Glass)

Đặc điểm:

  • Được gia nhiệt đến khoảng 650°C, sau đó làm nguội nhanh để tăng độ cứng.
  • Cứng gấp 4–5 lần so với kính thường cùng độ dày.
  • Khi vỡ, kính sẽ vỡ vụn thành những hạt nhỏ tròn, không sắc nhọn — giảm nguy cơ gây thương tích.

Ưu điểm:

  • Chịu lực va đập tốt.
  • Chịu sốc nhiệt cao (thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không vỡ).

Nhược điểm:

  • Không thể cắt, khoan sau khi đã tôi nhiệt.
  • Khi đã vỡ thì toàn bộ tấm kính bị phá hủy hoàn toàn.

Phạm vi ứng dụng:

  • Cửa ra vào, cửa sổ lớn.
  • Vách kính mặt dựng (kết hợp với khung chịu lực).
  • Vách tắm kính.
  • Bàn kính, kệ trưng bày.

Lưu ý: xác xuất kính tự vỡ không rõ nguyên nhân thỉnh thoảng vẫn xảy ra, do vậy không nên sử dụng những mái che trên cao hay khu vực lan can có độ cao nguy hiểm.

Z6607593673195 Ca73f7b6b3d86cad82a1bc3073b6a589

2. KÍNH AN TOÀN (Laminated Glass)

Đặc điểm:

  • Gồm hai hoặc nhiều lớp kính dán lại với nhau bằng lớp film PVB hoặc EVA ở giữa.
  • Khi vỡ, các mảnh kính bám vào lớp film, không rơi rớt ra ngoài.

Ưu điểm:

  • Tăng cường an toàn (khó xuyên thủng, không văng mảnh khi vỡ).
  • Giảm tiếng ồn.
  • Cản tia UV.
  • Có thể kết hợp với kính cường lực để tăng độ bền và an toàn.

Nhược điểm:

  • Trọng lượng nặng hơn.
  • Giá thành cao hơn kính thường.

Phạm vi ứng dụng:

  • Mặt dựng nhà cao tầng (dạng kính dán cường lực).
  • Cửa sổ, cửa đi an toàn cho trẻ em.
  • Kính mái, giếng trời.
  • Vách ngăn cần chống trộm.
  • Kính chống đạn (loại đặc biệt dày và nhiều lớp).

Z6607593690863 077a458cc9d9bccfa54eb5a5030cdc0b

Tổ Tư Vấn Kỹ Thuật Xây Dựng Cát Mộc Group